Sơ nét về Chợ Gạo

Rate this post

GIỚI THIỆU SƠ NÉT VỀ

HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG

Huyện Chợ Gạo nằm về hướng Đông Nam thành phố Mỹ Tho; phía Đông giáp huyện Gò Công Tây; phía Tây giáp với huyện Châu Thành và thành phố Mỹ Tho; phía Nam giáp sông Tiền; phía Bắc giáp với huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Huyện có 03 con đường giao thông huyết mạch. Đường bộ là liên tỉnh lộ 24 (nay là Quốc lộ 50), nối với Quốc lộ 1 A từ thành phố Mỹ Tho, đi qua huyện xuống Gò Công. Đường thủy, nằm cuối hướng Tây của huyện, có kênh Bảo Định chảy theo hướng Nam Bắc nối với sông Tiền tại thành phố Mỹ Tho, qua sông Vàm Cỏ Đông thuộc Long An; kênh Chợ Gạo nối với sông Tiền tại vàm rạch Kỳ Hôn, chảy theo hướng Nam Bắc qua Long An về Sài Gòn.

Diện tích tự nhiên của huyện là 235 km2, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm gần 75%. Dân số: 181.609 người.

Chợ Gạo xưa là tên một ngôi chợ. Ngôi chợ xưa đóng ở làng Bình Phan, do ông Trần Văn Nguyệt thành lập vào thời Cảnh Hưng. Vào cuối thế kỷ thứ XVIII, Chợ Gạo là một trung tâm mua bán gạo.

Thời Nguyễn khu vực Chợ Gạo thuộc huyện Kiến Hòa, huyện lị, đóng ở thôn Tân Hóa (thuộc xã Tân Thuận Bình). Thời Pháp thuộc lập quận Chợ Gạo, quận lị đóng tại Chợ Gạo.

Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, huyện chia làm 21 đơn vị hành chính xã với 3 tổng:

Tổng Thạnh Quơn gồm 8 xã Trung Hòa, Phú Kiết, Mỹ Tịnh An, Tân Bình Thạnh, Lương Hòa Lạc, Đạo Thạnh, Hòa Tịnh, Thanh Bình, về sau thuộc quận Bến Tranh; Tổng Thạnh Phong gồm 6 xã: Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh, Đăng Hưng Phước, Song Bình, Long Bình Điền, Xuân Đông; Tổng Hòa Hảo gồm 7 xã: Bình Ninh, An Thạnh Thủy, Hòa Định, Bình Phan, Bình Phục Nhứt, Tân Thuận Bình, Quơn Long. Hai tổng Thạnh Phong, Hòa Hảo thuộc quận Chợ Gạo.

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và trong kháng chiến chống Mỹ, đến năm 1967 lần lượt các xã Đạo Thạnh, Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh được cắt về thành phố Mỹ Tho.

Hiện nay, đơn vị hành chính của huyện Chợ Gạo gồm 18 xã và 01 thị trấn; các xã là: Quơn Long, Bình Phục Nhứt, Bình Phan, An Thạnh Thủy, Bình Ninh, Hòa Định, Xuân Đông, Long Bình Điền, Song Bình, Đăng Hưng Phước, Tân Thuận Bình, Thanh Bình, Lương Hòa Lạc, Phú Kiết, Mỹ Tịnh An, Tân Bình Thạnh, Trung Hòa, Hòa Tịnh; thị trấn Chợ Gạo nằm giữa các xã Bình Phan, Tân Thuận Bình, Long Bình Điền.

Phát huy truyền thống yêu nước của Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, đồng bào Chợ Gạo đã vùng dậy đấu tranh, ngày 23/11/1940 hơn 5.000 nông dân của 18/21 xã trong huyện đã nổi dậy cùng với cả Nam kỳ khởi nghĩa cướp chính quyền. Cờ đỏ sao vàng phất phới bay trên cột cờ của Trạm dân binh xã Lương Hòa Lạc, trước công sở xã Tân Thuận Bình, trên ngọn cây me thiên cổ xã An Thạnh Thủy và trên ngọn cây dương Miễu Điền xã Mỹ Tịnh An.

Với truyền thống cách mạng vẻ vang ấy, hàng chục ngàn nông dân đã nổi dậy cướp chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Chợ Gạo bị địch bao vây tứ phía. Để đứng vững lãnh đạo kháng chiến, cán bộ và chiến sĩ của Chợ Gạo đã kiên cường, mưu trí, sáng tạo chiến đấu với kẻ thù. Qua 2 cuộc kháng chiến trường kỳ, Chợ Gạo đã có 4.897 liệt sĩ và 12.521 gia đình được tặng thưởng Huân, Huy chương kháng chiến, 870 mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu vinh dự nhà nước Bà Mẹ Việt Nam anh hùng, 10 cá nhân và 12 xã, thị trấn và huyện Chợ Gạo được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Vào năm 2000, một đơn vị vinh dự được nhận danh hiệu Anh hùng lao động.

II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI

1. Phát triển kinh tế – xã hội của huyện

Chợ Gạo thuộc vùng kinh tế – đô thị trung tâm của tỉnh Tiền Giang (gồm thành phố Mỹ tho, huyện Châu Thành và Chợ Gạo); huyện có 19 đơn vị hành chính – gồm 01 thị trấn và 18 xã, với tổng diện tích tự nhiên 23.139 ha. Cũng như một số huyện khác trong tỉnh, Chợ Gạo là huyện thuần nông, khoảng 80% hộ gia đình là nông dân. Hệ thống đường giao thông trên địa bàn toàn huyện được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo ngày một tốt hơn. 100% các xã trong huyện có đường cho xe ô tô đến được trung tâm của xã; trên 80% các tuyến đường chính đã được nhựa hóa và trên 60% các tuyến đường do xã quản lý đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; công tác cung cấp nước sạch, điện, thông tin liên lạc đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và phục vụ cho sản xuất.

Trên diện tích nông nghiệp, Chợ Gạo có 700 ha lúa, nếp Bè; gần 6.600 ha cây thanh long; 6.500 ha vườn dừa; đàn gia súc trên 140.000 con, cùng với trên 6,6 triệu con gia cầm. Đây là những đặc điểm kinh tế của Chợ Gạo ngoài cây lúa, nếp Bè và Thanh long ngày càng có chỗ đứng trên thị trường nông sản.

Sản xuất nông nghiệp, địa bàn huyện được chia làm 02 vùng gồm:

Vùng thuộc hệ Ngọt hóa Gò Công: gồm 06 xã (Xuân Đông, Hòa Định, Bình Ninh, An Thạnh Thủy, Bình Phan, Bình Phục Nhứt) và thị trấn Chợ Gạo. Vùng này chủ yếu sản xuất các loại lúa thơm phục vụ xuất khẩu, sản xuất rau màu và cũng là khu vực trồng tập trung các loại cây công nghiệp như dừa – khoảng 5.000 ha, ca cao – khoảng 955 ha …

Tham Khảo Thêm:  Tuổi Ất Hợi Nên Xăm Hình Gì? Những hình xăm hợp tuổi 1995

Vùng thuộc hệ Bảo Định: gồm 12 xã (Hòa Tịnh, Phú Kiết, Lương Hòa Lạc, Trung Hòa, Mỹ Tịnh An, Tân Bình Thạnh, Thanh Bình, Song Bình, Long Bình Điền, Đăng Hưng Phước, Tân Thuận Bình, Quơn Long) là vùng sản xuất nếp Bè, trồng rau màu và là vùng trồng cây ăn trái tập trung.

Thanh long và nếp Bè là 02 sản phẩm của huyện đã được Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Trên cơ sở đó, huyện đã thành lập Hợp tác xã để sản xuất, kinh doanh và quảng bá thương hiệu cho 02 loại sản phẩm này. Hiện các sản phẩm đang từng bước thâm nhập thị trường một số nước châu Âu. Để đáp ứng cho việc phát triển thương hiệu, sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh đối với 02 sản phẩm này, huyện đang triển khai chương trình sản xuất theo tiêu chuẩn Viêt GAP và Global GAP, góp phần tiêu thụ hàng hóa nông sản, đồng thời tạo điều kiện để khai thác tốt các thương hiệu hàng hóa đã được công nhận.

Cùng với phát triển cây thanh long, cây lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng được đầu tư phát triển theo hướng bán công nghiệp với quy mô trang trại vừa và nhỏ, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế của huyện với khoảng 102.000 con heo, 39.000 con bò và 6,6 triệu con gia cầm lấy trứng và thịt mỗi năm; công tác ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất có nhiều tiến bộ, góp phần đưa sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng tập trung và bền vững.

Chợ Gạo là một trong những địa phương có diện tích thanh long lớn và cho hiệu quả kinh tế cao ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

Huyện có Hợp tác xã thanh long Mỹ Tịnh An và nhiều Tổ hợp tác sản xuất, tiêu thụ trái thanh long.

Ngoài ra, huyện Chợ Gạo cũng có tiềm năng lớn về phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – đặc biệt là công nghệ sau thu hoạch; phát triển du lịch sinh thái gắn với vùng sông nước ở xã Xuân Đông, các di tích lịch sử, văn hóa (Khu di tích Óc eo, Đền thờ Thủ Khoa Huân…) và du lịch nhà vườn Thanh long (trái cây đặc sản địa phương).

Mục tiêu đến năm 2020 của huyện là ngoài việc đảm bảo ổn định và phát triển về kinh tế, quốc phòng – an ninh, văn hóa – xã hội, huyện sẽ tiếp tục mời gọi, thu hút đầu tư Cụm công nghiệp Chợ Gạo (xã Tân Thuận Bình).

– Về hạ tầng cơ sở

+ Đối với phát triển sản xuất nông nghiệp: được đảm bảo các nhu cầu về nước cho tưới tiêu thông qua hệ thống các cống ngăn mặn, ngăn triều cường hiện có (bao gồm hệ Ngọt hóa Gò Công, hệ Bảo Định); đảm bảo nhu cầu về nước cho sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống cung cấp nước sạch hiện có.

+ Đối với vận chuyển, lưu thông hàng hóa: đảm bảo được thực hiện thông suốt thông qua các tuyến giao thông lớn như Quốc lộ 50 nối liền thành phố Mỹ Tho với các huyện phía Đông và Thành phố Hồ Chí Minh; kênh Chợ Gạo được xem là tuyến đường thủy huyết mạch nối liền Thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Đường Cần Đước – Chợ Gạo khi hoàn thành sẽ tạo cho Chợ Gạo kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây Nam Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông, trao đổi hàng hóa.

– Về mặt bằng đầu tư:

+ Cụm công nghiệp Chợ Gạo đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang phê duyệt quy hoạch chi tiết, có quy mô diện tích 50,4 ha, có đường giao thông cả đường thủy và đường bộ, hiện trạng đường đi đến dự án sử dụng tuyến tránh Quốc lộ 50, đường huyện 25C, đường thủy kênh Chợ Gạo và đường Cần Đước – Chợ Gạo (đường tỉnh 879D) cặp khu quy hoạch đã xây dựng xong.

+ Huyện đã mời gọi đầu tư các dự án: Chợ Bến Tranh và Khu tái định xã Lương Hòa Lạc, Trường Mầm non khu dân cư Long Thạnh Hưng (hiện đang xây dựng);

Dự án Khu thương mại dịch vụ Long Bình Điền; Đầu tư sản xuất và chế biến nông sản Long Bình Điền; Khu khám chữa bệnh theo yêu cầu UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu.

+ Hiện nay, tại xã Bình Ninh đã hình thành được các cơ sở sản xuất của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài như Công ty TNHH MTV Jako Vina, Công ty TNHH MTV Centum Vina, Công ty cổ phần may Phương Đông… tạo điều kiện thu hút đầu tư hình thành vùng sản xuất công nghiệp.

– Về nguồn lao động: nguồn lao động của huyện khá dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, đã từng bước được đào tạo, nâng cao tay nghề, đủ khả năng đáp ứng cho nhu cầu của các nhà đầu tư – với khoảng 85.000 lao động, kể cả lao động kỹ thuật và cán bộ làm khoa học.

Trên cơ sở đó, thời gian qua, huyện đã thu hút được một số nhà đầu tư trong các lĩnh vực xây dựng nhà ở (Khu dân cư Long Thạnh Hưng – diện tích 23,6 ha ở xã Long Bình Điền và thị trấn Chợ Gạo; nhà ở khu phố 4, 5 – thị trấn Chợ Gạo); thu hút được một số nhà đầu tư vốn nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, gia công quần, áo khoác, áo lông vịt, ba lô, túi xách xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Châu Âu, Châu Á,…. như Công ty TNHH MTV Wondo Vina và các công ty trên địa bàn xã Bình Ninh.

Tham Khảo Thêm:  SSOP là gì, tiêu chuẩn SSOP và phân biệt SSOP với GMP và HACCP

* Giao thông:

Huyện Chợ Gạo có 3 tuyến giao thông huyết mạch: Đường bộ là Quốc lộ 50, nối với Quốc lộ 1A từ thành phố Mỹ Tho, đi qua huyện xuống Gò Công. Đường thủy, nằm cuối hướng Tây của huyện, có kênh Bảo Định chảy theo hướng Nam-Bắc nối với sông Tiền tại thành phố Mỹ Tho, qua sông Vàm Cỏ Đông thuộc Long An; kênh Chợ Gạo, nối với sông Tiền tại vàm rạch Kỳ Hôn, chảy theo hướng Nam – Bắc qua Long An về Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Văn hóa – xã hội

a) Về giáo dục: Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho hệ thống giáo dục đảm bảo 100% xã, thị trấn có trường mầm non; tổ chức lại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật, tổng hợp hướng nghiệp và Trung tâm Dạy nghề của huyện theo chủ trương; xây dựng mới các trường Mẫu giáo, trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

Thực hiện tốt việc sắp xếp, ổn định đội ngũ giáo viên đảm bảo các yêu cầu về chuẩn đào tạo, tỷ lệ giáo viên dạy lớp; các biện pháp duy trì sĩ số học sinh, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học; bảo đảm 100% học sinh được công nhận hoàn thành chương trình tiểu học vào học bậc THCS; hàng năm đảm bảo tuyển sinh học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 đạt chỉ tiêu trên giao, số học sinh còn lại phân luồng vào Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên; phấn đấu học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, THCS trên 99%, THPT trên 93%; duy trì và giữ vững chuẩn phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS; nâng cao chất lượng hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng.

b) Y tế, dân số – kế hoạch hóa gia đình: Tổ chức thực hiện tốt các Chương trình y tế quốc gia, không ngừng nâng cao sức khỏe và thể lực của nhân dân, thực hiện tốt các biện pháp phòng, ngừa dịch bệnh, đặc biệt chú trọng việc ngăn ngừa kịp thời dịch sốt xuất huyết, các loại bệnh dễ lây lan trong cộng đồng. Hạn chế tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn huyện.

Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở; duy trì 100% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. 100% xã, thị trấn có Bác sĩ, 100% ấp có nhân viên y tế, 100% Trạm y tế có phòng chuẩn trị y học cổ truyền, có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh; thực hiện tốt việc khám và điều trị bệnh cho nhân dân, phấn đấu có 3,3 bác sĩ và 06 giường bệnh trên một vạn dân (không tính giường bệnh các trạm y tế xã, thị trấn), tiếp tục nâng cao tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình. Củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức bộ máy làm công tác dân số – kế hoạch hóa gia đình từ huyện đến cơ sở để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Thực hiện tốt các Chương trình, mục tiêu quốc gia về dân số – kế hoạch hoá gia đình; tăng cường quản lý dân số, phấn đấu tốc độ tăng dân số trung bình 0,8%/năm.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, phấn đấu giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn dưới 9%; công tác quản lý và hướng dẫn để các cơ sở thực hiện đúng các qui định của Nhà nước, đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tiếp tục tuyên truyền Pháp lệnh dân số để cho người dân hiểu, nắm được nội dung pháp lệnh, góp phần bình ổn tỷ lệ tăng dân số, kiên trì vận động mô hình gia đình ít con, nuôi con khỏe, dạy con ngoan và phát triển kinh tế, thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em.

c) Văn hóa và thông tin – Thể dục thể thao và truyền thanh: Thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm là xây dựng nếp sống văn hoá, gia đình văn hóa, ấp văn hóa, xã văn hóa. Toàn huyện có 98% gia đình văn hóa, 100% ấp – khu phố văn hóa, 90% chợ văn hóa, 49 con đường văn hóa, 83 cơ sở thờ tự văn hóa, 12 chợ văn hóa, 02 công viên văn hóa, 100% xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động thể dục thể thao, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động thể dục, thể thao trong nhân dân và gắn kết với việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng xã văn hoá, xã nông thôn mới,… Về thể dục thể thao quần chúng có 40,25% dân số tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; có 28,71% hộ gia đình tập luyện thể dục thể thao thường xuyên; 90 – 95% hướng dẫn viên, cộng tác viên ở cơ sở xã – thị trấn được bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn; 90 – 95% số xã xây dựng được các địa điểm tập luyện thể dục thể thao cho nhân dân; 100% cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn thể lực theo quy định; 90 – 95% trường học giáo dục thể chất có nền nếp; 70 – 80% số trường thực hiện tốt hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa.

Tham Khảo Thêm:  Từ ngày 01/7/2023, tăng mức hưởng tai nạn lao động, bệnh nghề

Công tác truyền thanh đảm bảo thông tin kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thông tin thời sự khoa học kỹ thuật đến với nhân dân và phục vụ cho sản xuất. Chú trọng việc cải tiến kỹ thuật và chất lượng sóng phát thanh, kịp thời ghi nhận, biểu dương và phổ biến những điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, đời sống xã hội.

d) Về Lao động – Thương binh và Xã hội

– Lao động – việc làm: Phấn đấu đến năm 2020 nâng thời gian sử dụng lao động trong nông thôn lên 93%, hàng năm giải quyết việc làm trên 2.000 lao động; Hàng năm phấn đấu đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đạt chỉ tiêu tỉnh giao (mỗi năm khoảng 20 lao động); giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2,15% (theo tiêu chí hiện nay).

– Thương binh – xã hội: Tiếp tục thực hiện các chính sách xã hội, phối hợp các ngành, đoàn thể vận động toàn dân tham gia đóng góp quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, quỹ “Vì người nghèo” hoàn thành xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách; sửa chữa nhà tình nghĩa, xây dựng nhà tình thương, phấn đấu đạt chỉ tiêu hàng năm; thực hiện tốt các chính sách về bảo hiểm y tế, tăng cường vận động tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện và vận động hộ cận nghèo tích cực tham gia mua bảo hiểm y tế. Chủ động xây dựng kế hoạch khi có tình huống bất ngờ xảy ra như thiên tai, lũ lụt… để trợ cấp, cứu trợ kịp thời.

3. Du lịch:

Cảnh quan thiên nhiên của Chợ Gạo rất thích hợp với việc phát triển du lịch sinh thái vườn, sông nước. Huyện Chợ Gạo có các di tích lịch sử như: di tích Óc Eo-Gò Thành ở xã Tân Thuận Bình, giồng Bà Phúc ở xã Song Bình, chùa Bà Kết ở xã Bình Phan, Đền thờ Anh hùng dân tộc Nguyễn Hữu Huân ở xã Hòa Tịnh, Mộ Anh hùng dân tộc Âu Dương Lân ở Phú Kiết và các ngôi đình như Bình Đăng, Phú Kiết, An Lạc; làng nghề bó chổi ở xã Hoà Định, vườn Thanh long (xã Quơn Long), vườn mai vàng (xã Xuân Đông), Niệm Phật đường Liên hoa (xã Xuân Đông), ngôi nhà cổ (xã Lương Hoà Lạc)…

Kết nối với các tuyến du lịch của tỉnh để phát huy các điểm có lợi thế về du lịch của huyện như: khu di tích Óc Eo (Gò Thành), Đền thờ Thủ Khoa Huân, nhà ông Hương Trưởng Hoài (Xứ ủy Nam Kỳ), Khu căn cứ Huyện ủy (xã Trung Hòa), Bia lưu niệm Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Thị Lệ Chi và Lê Thị Ngọc Tiến (xã Hòa Định), Bia Dân công tải đạn (xã Song Bình)… góp phần phục vụ các tour, tuyến du lịch. Đầu tư kinh phí nâng cấp bia Căm thù Hoà Mỹ, mở rộng Đền thờ Thủ Khoa Huân, xây dựng Đền thờ Âu Dương Lân để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, phục vụ cho du lịch và bảo tồn di tích văn hóa.

Trước tinh thần yêu nước, bất khuất kiên cường chống giặc của Anh hùng dân tộc Nguyễn Hữu Huân, Anh hùng dân tộc Âu Dương Lân người dân huyện Chợ Gạo đã bày tỏ lòng biết ơn của mình không chỉ bằng lễ giỗ chung, mà mỗi hộ gia đình đều lập bàn thờ riêng trong gia đình để cúng bái Ông. Hàng năm, Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo tổ chức Lễ giỗ long trọng nhằm tưởng nhớ công lao của vị Anh hùng dân tộc và giáo dục tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay. Tổ chức lễ hội kỷ niệm Anh hùng dân tộc Nguyễn Hữu Huân, Anh hùng dân tộc Âu Dương Lân đã để lại ấn tượng sâu sắc không chỉ bảo tồn văn hoá, bản sắc văn hóa, phát triển du lịch bền vững mà còn kích thích sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; làm phong phú và đa dạng hóa sản phẩm du lịch, tăng tính hấp dẫn du khách tham gia vào hoạt động của các loại hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng ở Chợ Gạo.

Trên bờ kênh Chợ Gạo, hiện đã có công viên rộng gần 7 ha. Hàng năm huyện Chợ Gạo tổ chức Hội xuân với nhiều hoạt động phong phú như triển lãm thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng…; các hoạt động văn hóa như hội thi tạo hình nghệ thuật trái cây, cắm hoa, thi hoa kiểng, ẩm thực, tiếng hát mùa xuân, duyên dáng mùa xuân, múa lân; các cuộc thi vận động thể thao như: kéo co, đẩy cây, cờ tướng, thể dục dưỡng sinh… giúp người dân có địa điểm vui chơi, giải trí lành mạnh, vui tươi trong ngày Xuân./.

Hy vọng thông qua bài viết Sơ nét về Chợ Gạo Cakhia TV trang web trực tiếp bóng đá miễn phí sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Related Posts

Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ

Đề bài: Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong bài thơ Chiều tối Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của…

Câu chuyện về nhà học giả Naropa

Theo chân Tilopa, ngay cả đại học giả Naropa cũng phải trải qua muôn vàn khó khăn. Như chúng ta đã thấy trước đây, Naropa gặp Tilopa,…

Suboi là ai? Tiểu sử, sự nghiệp, đời tư nữ rapper tài năng

Nhắc đến nhạc rap Việt không thể không nhắc đến cái tên Suboi. Nổi lên từ thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, Suboi mang đến…

integrated circuit là gì? Phân loại, cấu tạo và công dụng

Chắc hẳn bạn đã ít nhiều nghe đến thuật ngữ IC. Đây là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Integrated circuit. Tuy nhiên không phải…

Kể hoặc đọc lại một câu chuyện (bài thơ, bài văn) về một vận động

1. Đồ sưu tầm: Hoàng Xuân Vinh (sinh ngày 6 tháng 10 năm 1974 tại Thành phố Sơn Tây, Hà Nội) là vận động viên bắn súng…

Quần jockstrap là gì? Chia sẻ những mẫu quần jockstrap đình đám

Quần jockstrap là một kiểu quần được thiết kế vô cùng độc đáo giúp nam giới trở nên sexy và quyến rũ hơn. Tuy nhiên kiểu quần…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *